VẤN ĐỀ KÝ SINH TRÙNG VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên sẽ có khả năng trình bày được: 1. Các vấn đề ký sinh trùng ở Việt Nam 2. Tác hại của ký sinh trùng đối với sức khoẻ cộng đồng 3. Ảnh hưởng của ký sinh trùng đối với các cộng đồng dân cư 4. Biện pháp phòng chống ký sinh trùng cho cộng đồng |
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM:
Bệnh ký sinh trùng ở người bao gồm nhiều loài, nhiều giồng thuộc nhiều ngành nhiều lớp ký sinh trùng gây nên. Trong đó có 1 số nhóm có đặc điểm dịch tễ, đường lây nhiễm, chẩn đoán, điều trị và phòng chống tương đối giống nhau. Do vậy với góc độ Y tế công cộng, các bệnh ký sinh trùng được phân theo từng nhóm phù hợp với công tác phòng chống, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Đó là những "vấn đề" ký sinh trùng, mặc dầu sự sắp xếp này cũng chỉ mang tính chất tương đối.
2. CÁC VẤN ĐỀ KÝ SINH TRÙNG Ở VIỆT NAM:
Việt Nam là 1 nước nhiệt đới gió mùa, kinh tế đang phát triển, có nhiều tập quán vệ sinh, ăn uống lạc hậu, mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho bệnh ký sinh trùng phát triển.
Các vấn đề ký sinh trùng ở Việt Nam bao gồm:
- Vấn đề giun sán truyền qua đất.
- Vấn đề giun sán truyền qua thực phẩm
- Vấn đề giun sán đường máu.
- Vấn đề đơn bào đường tiêu hoá
- Vấn đề đơn bào đường sinh dục-tiết niệu.
- Vấn đề đơn bào đường máu (chủ yếu là sốt rét).
- Vấn đề tiết túc và vai trò truyền bệnh của chúng.
- Vấn đề bệnh ký sinh trùng từ súc vật truyền sang người
3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, TÁC HẠI VÀ PHÒNG CHỐNG THUỘC CÁC VẤN ĐỀ KÝ SINH TRÙNG.
3.1. Vấn đề giun sán truyền qua đất:
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ:
- Mầm bệnh là trứng giun sán phát tán ở ngoại cảnh (đất).
- Đường xâm nhập: qua đường miệng, đường da.
- Các yếu tố nguy cơ:
o Tập quán canh tác: bón phân tươi, tuy rằng có nơi không bón phân tươi nhưng không có hố xí, mầm bệnh phát tán tự do vào môi trường.
o Tập quán ăn uống, ăn rau sống, uống nước lã...
o Dân trí thấp
o Kinh tế nghèo
o Cơ sở hạ tầng kém: hố xí không hợp vệ sinh, không đủ nước sạch...
o Điều kiện tự nhiên: nóng ẩm quanh năm.
o Vệ sinh môi trường kém.
- Mức phổ biến: Giun sán truyền qua đất phổ biến trong cả nước. Đặc biệt giun đũa ở miền Bắc có nơi > 90%. Giun móc cũng phổ biến trong cả nước, có nơi 80% thậm chí 85%. Giun tóc nhiễm cao ở miền Bắc. Ấu trùng sán lợn tuy tỷ lệ thấp nhưng gây nhiều nguy hiểm.
3.1.2. Tác hại của giun sán đối với sức khoẻ cộng đồng:
Tuỳ từng loại giun sán, tuỳ cường độ nhiễm, thời gian nhiễm và sức chịu đựng của vật chủ mà bệnh giun sán gây tác hại nhiều hay ít đối với con người.
Nói chung có các tác hại sau:
- Gây mất chất dinh dưỡng làm trẻ em thiếu chất, suy dinh dưỡng, người lớn giảm sức lao động...
- Gây thiếu máu, suy tuỷ....(giun móc)
- Gây tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật, chui ruột thừa, thủng ruột (giun đũa).
- Gây triêu chứng thần kinh (co giật, động kinh, liệt...) giảm thị lực hoặc mù mắt trong ấu trùng sán lợn.
- Các cộng đồng chịu tác hại của giun sán truyền qua đất như:
o Nông dân: nhất là nông dân trồng rau màu, cây công nghiệp.
o Công nhân làm đồ gốm
o Công nhân công ty vệ sinh.
o Dân cư đông đúc nhưng vệ sinh kém
o Cộng đồng không có hố xí
Read more »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét