1. Khái niệm:
Giun sán chia 2 nhóm:
- Geohelminth: giun sán truyền qua đất là mầm bệnh từ người ra môi trường ngoài (đất) và nhiễm vào người không qua vật chủ trung gian. Đại diện là các loài giun đường ruột và sán dây lợn.
- Biohelminth: giun sán truyền qua vật chủ trung gian, phần lớn truyền qua thức ăn (Foodborn parasite) là mầm bệnh từ người ra môi trường và phải phát triển qua vật chủ trung gian mới nhiễm vào người, hầu hết do ăn phải ấu trùng giun sán trong thức ăn. Đại diện là các loài sán lá, sán dây, giun xoắn, giun đầu gai...Trong nhóm này còn có giun chỉ theo đường lây nhiễm đặc biệt là do muỗi truyền và sán máng theo đường da khi người tiếp xúc với nước có ấu trùng sán máng.
2. Đặc điểm sinh học của giun sán truyền qua vật chủ trung gian:
2.1. Vị trí ký sinh: tuỳ từng loại giun sán mà có vị trí ký sinh tương ứng. Tuy vậy trong một loài giun sán có thể ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Ví dụ:
Sán lá gan chủ yếu ký sinh trong đường mật của gan, nhưng sán lá gan lớn có thể ký sinh lạc chỗ ở nơi khác như dưới da, khớp, cơ...
Sán lá phổi ký sinh chủ yếu ở tiểu phế quản phổi nhưng cũng có khi ký sinh ở màng phổi, não, dưới da, phúc mạc, tinh hoàn...
Sán lá ruột ký sinh ở ruột non
Sán dây bò, sán dây lợn ký sinh ở ruột. Người bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành có thể bị nhiễm ấu trùng sán lợn theo cơ chế tự nhiễm và ấu trùng sẽ ký sinh nhiều nơi như não, cơ, dưới da, mắt...
Giun xoắn ký sinh ở ruột, ấu trùng của nó ở các cơ vân
Sán máng ký sinh ở tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch bàng quang
Giun chỉ ký sinh trong hệ thống bạch huyết
Giun đầu gai ký sinh ở nhiều vị trí trên cơ thể
2.2 Đường xâm nhập của giun sán truyền qua vật chủ trung gian:
Mầm bệnh của các loại giun sán truyền qua vật chủ trung gian chủ yếu xâm nhập vào người qua đường ăn uống 1 cách thụ động do vật chủ ăn phải thức ăn (thịt, cá, tôm, cua, thực vật thuỷ sinh...) có ấu trùng sán còn sống.
Ngoài ra, trong nhóm này còn có giun sán truyền theo con đường đặc biệt như sán máng do ấu trùng chủ động chui qua da vật chủ trong môi trường nước và giun chỉ do muỗi đốt người có ấu trùng giun chỉ.
2.3 Con đường giun sán truyền qua vật chủ trung gian thải ra môi trường:
Mầm bệnh giun sán truyền qua vật chủ trung gian như trứng sán lá gan, sán lá phổi, sán máng, sán dây, giun xoắn... thải ra môi trường xung quanh; ấu trùng giun chỉ ra khỏi người do muỗi đốt hút máu có ấu trùng. Các loài sán lá đều qua môi trường nước vào ốc thích hợp (vật chủ trung gian thứ nhất) sau đó chuyển sang ký sinh ở vật chủ trung gian thứ 2 tuỳ loài sán. Ví dụ sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ ký sinh ở cá; sán lá gan lớn và sán lá ruột lớn ký sinh ở thực vật thuỷ sinh, sán lá phổi ký sinh ở tôm cua nước ngọt; ấu trùng sán máng sau khi qua ốc sẽ bơi tự do trong nước để chui qua da vật chủ.
Sán dây lợn được lợn ăn phải và phát triển thành ấu trùng trong thịt lợn (lợn gạo).
Sán dây bò được trâu bò ăn phải và phát triển thành ấu trùng trên thịt trâu bò (trâu bò gạo)
Trứng giun xoắn ra môi trường sẽ được lợn, động vật hoang dại ăn phải tạo ấu trùng trong cơ
2.4. Đặc điểm sinh sản của giun sán truyền qua vật chủ trung gian:
· Hầu hết là lưỡng giới (trừ sán máng, giun chỉ, giun đầu gai, giun xoắn)
· Sinh sản bằng đẻ trứng (sán máng, giun xoắn, giun đầu gai)
· Sinh sản bằng rụng đốt (sán dây)
· Sinh sản đẻ ấu trùng (giun chỉ)
2.5. Đặc điểm chu kỳ phát triển của giun sán truyền qua vật chủ trung gian
Tất cả các loài giun sán trong nhóm này bắt buộc qua vật chủ trung gian (trừ trường hợp tự nhiễm sán dây lợn)
Một số chu kỳ của giun sán truyền qua vật chủ trung gian:Hình vẽ
Sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ (H.1)
Sán lá gan lớn, sán lá ruột lớn (H.2)
Sán lá phổi (H.3)
Sán dây (H.4)
Sán Máng (H.5)
Giun xoắn (H.6)
Giun chỉ (H.7)
2.6. Đặc điểm dinh dưỡng của giun sán truyền qua vật chủ trung gian:
Chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể
2.7 Đặc điểm sống của giun sán truyền qua vật chủ trung gian:
Phụ thuộc sự có mặt của vật chủ trung gian thích hợp
Tuổi thọ:
Sán lá gan:
Sán lá phổi:
Sán dây:
Sán máng:
Giun chỉ: 4-6 năm, có khi 40 năm, ấu trùng tồn tại trong máu 1 năm
3. Đặc điểm dịch tễ:
Bệnh giun sán truyền qua vật chủ trung gian phổ biến ở hầu khắp trên thế giới với trên 40 triệu người nhiễm sán lá truyền qua thức ăn, 100 triệu người mắc bệnh sán dây, 200 triệu người mắc sán máng, 120 triệu người mắc giun chỉ. Bệnh giun sán tryền qua thức ăn liên quan đến tập quán ăn thức ăn chưa nấu chín
Tại Việt Nam bệnh giun sán truyền qua thức ăn phổ biến ở nhiều địa phương có tập quán ăn thức ăn chưa nấu chín
Sán lá gan nhỏ đã xác định lưu hành ở 15 tỉnh (xem bản đồ), có nơi tỷ lệ nhiễm đến 37%. Tỷ lệ nhiễm tuỳ theo nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 40-50 tuổi, tỷ lệ nhiễm ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới. Tỷ lệ ăn gỏi cá trong nhân dân có tới 80%; ở miền Bắc ăn gỏi cá thái nhỏ trộn gia vị, ở miền Nam ăn cả con còn sống bơI trong chậu (gỏi sinh cầm). Chủng loại sán ở miền Bắc là Clonorchis sinensis, miền Nam là Opisthorchis viverrini. Xét nghiệm 10 loài cá trong ao có tới 7 loài nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ, trong đó cá mè nhiễm 44,5-92%. ẩc vật chủ trung gian thích hợp của sán lá gan nhỏ là Melanoides tubeculatus (tỷ lệ nhiễm 10,2%) và Parafossarulus striatulus (tỷ lệ nhiễm 5,1%).
Sán lá phổi: đã xác định có bệnh lưu hành ở 8 tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An. Tỷ lệ nhiễm trên người 0,2-15%, bệnh nhân là trẻ em chiếm 71%, không khác nhau về giới tính. Tỷ lệ nhiễm trên chó là 0,3-75%, trên cua đá là 8,7-98,1%. Cua đồng chưa tìm thấy ấu trùng san lá phổi, ốc Melanoides nhiễm ấu trùng sán lá phổi 1,4-3,6%. Loài sán lá phổi ở Việt Nam là Paragonimus heterotremus Chen et Hsia, 1964.
Sán lá gan lớn: đã xác định có ở 14 tỉnh:……
Điều tra dịch tễ tại 1 điểm thuộc tỉnh Khánh Hoà có tỷ lệ nhiếm sán lá gan lớn 11,1% với phản ứng ELISA (hiệu giá kháng thể 1/6.400-1/12.800). Thành phần loài sán lá gan lớn ở Việt Nam là Fasciola gigantica.
Sán lá ruột đã được xác định có ở ……….tỉnh trong đó có bệnh nhân nôn ra 8 sán và được xác định loài bằng hình thái học và sinh học phân tử là Fasciolopsis buski.
Sán dây lợn và sán dây bò ở Việt Nam phân bố rải rác nhiều nơi, ở đồng bằng tỷ lệ 0,5-2%; trung du 2-34%, miền núi 2-6%. Tuy vậy có nơi đồng bằng như ở Bắc Ninh tỷ lệ nhiễm tới 12%, miền núi như Yên Bái tỷ lệ nhiễm 9%.
Thành phần loài sán dây ở Việt Nam là Taenia saginata; T. solium và T. asiatica; trong đó T. solium chiếm 20%. Tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng sán dây là 0,02-0,9%. Tỷ lệ bò nhiễm ấu trùng sán dây là 0,02-0,3%.
Giun xoắn Trichinella spỉalis: Việt Nam đã có 2 vụ dịch ở miền núi, vụ dịch năm 1970 tại Mù Căng Chải (Yên Bái) có 26 người nhiễm chết 4 người và có 3 lợn nhiễm; vụ dịch năm 2001 tại Tuần giáo (Lai Châu) có 23 người nhiễm , chết 2 người, có 1 lợn nhiễm.
Giun chỉ lưu hành ở 16 tỉnh, tỷ lệ nhiễm từ 0,1-13,6%. Chủng loại giun chỉ là Brugia malayi chủ yếu ở miền Bắc và Wuchereria bancofti ở miền Nam. Muỗi truyền giun chỉ ở Việt Nam là một số loài thuộc giống Culex, Mansonia, Anopheles Read more »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét