1. Đại cương
Viêm tuỵ cấp (Acute Pancreatitis) là tình trạng tự tiêu của tuyến tuỵ và các tổ chức xảy ra do tình trạng thoát và hoạt hoá có tính dây truyền của các men tiêu protein bình thường ở dạng tiền chất trong tuyến tuỵ.
Bệnh viêm tuỵ cấp được chia làm 2 loại: viêm tuỵ cấp thể phù thường tiến triển nhẹ hơn và viêm tuỵ cấp thể hoại tử tiến triển thượng nặng, có tỷ lệ tử vong tới 30-40%. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, tuy nhiên có tới 75-80% trường hợp có liên quan tới nguyên nhân sỏi mật hoặc uống rượu trường diễn.
2. Dịch tễ học
Tần suất VTC thay đổi theo từng nước, từng thời kỳ và theo từng khu vực, ở Mỹ có liên quan đến uống rượu hơn là do sỏi, ở Việt Nam thường là do sỏi và hay là giun chui vào đường mật tụy.
Dịch tễ dựa vào mổ tử thi, cho thấy ở Mỹ có khoảng 0,5%, Pháp : 0,35%; ở Nhật: 0,12%; ấn Độ: 0,55%. ở Malaisia là loại bệnh đứng hàng thứ 4 trong 10 bệnh xã hội.
Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê chính thức số lượng bệnh nhân mỗi năm. Song thực tế bệnh có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
3. Giải phẫu
Tụy hình búa, dẹt, cao 3 - 6cm, dày 2cm, nặng 80g. Tụy được cố định vào thành bụng sau, chỉ có đuôi tụy di động.
Cấu tạo: tổ chức tụy tương tự tuyến nước bọt mang tai; giữa tụy có ống tụy chính, từ đuôi qua thân tới đầu tụy, dẫn dịch đổ vào khúc II tá tràng; ống tụy phụ tách từ ống tụy chính đổ về núm ruột nhỏ( khi có khi không).
Tụy có 4 phần:
É Đầu tụy: đính vào khung tá tràng.
É Cổ tụy ở giữa khuyết trên và khuyết dưới; khuyết trên có khúc I tá tràng, khuyết dưới có mỏm móc (tiểu tụy Winslow) có TM và ĐM mạc treo tràng trên đi qua.
É Thân tụy cố định.
É Đuôi tụy di động trong cuống lách.
Liên quan với các tạng:
É Phía sau từ phải sang trái có: thận, tuyến thượng thận, niệu quản phải, TM chủ dưới, ĐM chủ bụng, thận, tuyến thượng thận trái, bên trái có lách.
É Phía trước: từ trái sang phải có: mạc nối vị tỳ, mặt sau dạ dày (qua hậu cung mạc nối), mặt dưới của gan, phần tá tụy dưới mạc treo đại tràng ngang, liên quan tới đại tràng và các góc tá tràng.
É Mặt sau phần lớn tá tràng và tụy tạng dính vào thành bụng sau, mạc dính Treitz ở phần sau khúc II tá tràng và đầu tụy.
4. Sinh bệnh học
4.1. Các yếu tố liên quan tới hiện tượng tự tiêu tuyến tuỵ
Trypsinogen hoạt hoá men → trypsin → tiêu protein
phospholipase A: gây các biến loạn ở phổi, mất sức căng bề mặt phế nang, suy giảm hô hấp cấp.
Elastase: gây các thương tổn ở mạch máu do tác động trực tiếp lên các sợi đàn hồi của thành mạch làm chảy máu.
4.2. Nguyên nhân
Sỏi mật: Opie-Halstead đưa ra giả thuyết là sự bít tắc của OMC và ống tuỵ có thể dẫn tới trào ngược dịch tuỵ vào ống tuỵ và gây ra hậu quả là viêm tuỵ. Ở những bệnh nhân bị viêm tuỵ cấp có vàng da 92% có sỏi đường mật. Tuy nhiên trong số bệnh nhân chết vì viêm tuỵ chỉ 1% có sỏi kẹt Oddi, và chỉ có 6% bệnh nhân có ống chung giữa ống tuỵ và OMC là yếu tố gây tắc chung. Hơn nữa một số nghiên cứu thắt ống tuỵ hay ung thư làm tắc ống tuỵ không gây ra viêm tuỵ.
Nghiên rượu: tỷ lệ cao những người bị viêm tuỵ cấp có nghiện rượu là rõ ràng nhưng người ta không biết rõ cơ chế bệnh sinh. Tuy nhiên khi uống rượu trường diễn trong từ 6 đến 10 năm cho thấy làm thương tổn hoạt động tiết dịch của tuỵ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét