Bên cạnh bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp do Rotavirus, bệnh tay – chân – miệng ở trẻ em có dấu hiệu gia tăng trong thời điểm giao mùa. Bệnh rất dễ lây lan nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Bệnh thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt bệnh tập trung vào các bé dưới 3 tuổi. Bệnh diễn ra vào 2 đợt trong năm là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Bệnh thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt bệnh tập trung vào các bé dưới 3 tuổi. Bệnh diễn ra vào 2 đợt trong năm là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày
Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
- Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
Các bệnh có biểu hiện loét miệng
Viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. Ngoài ra ở chân, tay không xuất hiện các nốt phỏng như bệnh tay chân miệng.
Hiện nay, bệnh tay, chân, miệng vẫn chưa có vắc xin đặc trị để phòng ngừa. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là đảm bảo vệ sinh trong ăn uống:
– Không nên cho trẻ bị bệnh đến trường học hay các nơi công cộng.
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.
– Bảo đảm chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ.
– Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình và đồ chơi của trẻ.
– Không dùng chung đồ ăn uống.
Trần Tuấn Kiệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét