Nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Để chữa trị dứt điểm bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não…
Nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trong đó có 02 nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến hậu quả là làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não và gây ra nhiều triệu chứng bệnh khác nhau.
Việc chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoãn não phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, bạn cần đi khám. Căn cứ vào kết quả khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra tư vấn điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Khi bị thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh dưới đây:
* Nhức đầu thường xuyên, cơn đau nhức gia tăng theo mức độ nặng lên của bệnh
* Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, đi lại loạng choạng…
* Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, đêm thường tỉnh giấc và khó ngủ lại…
* Mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần.
* Thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng
* Giảm khả năng lao động trí óc.
* Trí nhớ giảm.
* Khả năng tập trung chú ý giảm.
* Chậm chạp, kém nhanh nhẹn.
* Có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, dị cảm ở chân tay, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa…
Khuyến cáo của các bác sĩ là khi có những triệu chứng bệnh nêu trên, người bệnh cần nghĩ ngay đến nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não và nhanh chóng đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt. Thiểu năng tuần hoàn não nếu không điều trị sớm và tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson…
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu điều trị nguyên nhân như điều trị rối loạn lipid máu, thoái hóa cột sống cổ với các thuốc tăng cường tuần hoàn não như Hatacan, duxil, tanakan, cavinton, lucidril… Lưu ý: Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng vì việc dùng thuốc không đúng có thể khiến bệnh trở nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cần điều trị tích cực các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch.
Song song với việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thay đổi hành vi nếp sống theo hướng tích cực như không hút thuốc lá, không uống rượu bia, không sử dụng ma túy, thuốc lắc…; tăng cường các hoạt động thể lực; nên có chế độ ăn lành mạnh, ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, đồ ăn chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản; hạn chế các xúc cảm mạnh, tránh căng thẳng thần kinh và nên ngủ đủ giấc.
…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét