Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Truyền dịch những điều cần biết

TRUYỀN DỊCH , những điều cần biết. 

Đây là một bài chia sẻ rất thiết thực và có ý nghĩa nhiều cho các bạn sinh viên và các bác sĩ trẻ. 
Bài này do Bác sĩ Huỳnh Hữu Hùng - Bệnh vện Q1 - Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.

Những điều cần biết khi truyền dịch


Trên thực tế 1 số bệnh nhân đến khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch, thậm chí chỉ thấy mệt một chút, căng thẳng một chút là xin truyền nước biển, truyền đạm, truyền hoa quả cho mát. Và các Bs trẻ, y sĩ, các phòng khám tư cũng hay lạm dụng dịch truyền, tác dụng nhanh, cảm giác khoẻ hơn và có thu nhập hơn mà không nghĩ đến các tác hại xấu có thể đến với chúng ta. Truyền dịch là 1 biện pháp tối ưu cho sức khoẻ, thực sự có lợi khi chỉ số đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn bình thường. Thầy thuốc truyền dịch cho bn khi mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng, ngộ độc, trước vả sau khi phẩu thuật, cấp cứu, khi cần đưa thuốc vào máu. 

Các loại dịch truyền : 

1.Chứa các chất điện giải, như Lactat Ringer, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%. Chỉ định trong trường hợp mất nước, mất máu, tiêu chảy, ói, phỏng, rối loạn điện giải, sốt nhiễm siêu vi biểu hiện mất nước. 

2.Chứa các chất dinh dưỡng 

-Chứa đường, Glucose 5%, 10%, 30%. CĐ hạ đường huyết, SDD, ăn kém, ngộ độc. Cứ1chai dịch 500ml Glucose 5% cung cấp năng lượng tương một chén cơm. 

-Chứa Vitamin và Điện giải, người bệnh hay gọi là đạm hoa quả, như Pantogen, Vitaplex. CĐ ăn kém, đẹp da, bổ sung vitamin. 

-Chứa đạm, acid amin như Alversin, Aminoplasma. CĐ suy dinh dưỡng, giảm protein máu, sau phẩu thuật, stress. 

-Chứa Lipid (mỡ) CĐ rất khắc khe, suy kiệt, SDD, sau phẩu thuật, cơ thể không hấp thu được lượng mỡ cần thiết. 3.Dịch truyền đặc biệt chứa Albumin, huyết tương tươi. CĐ trong trường hợp cần bù nhanh đạm, bồi hoàn nhanh lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể. Máu và các chế phẩm về máu. 

Còn cách tính thời gian truyền dịch thì sao ? -Số giọt/phút *3= Số ml/giờ. Do 1ml tương đương 20 giọt và 1 giờ là 60 phút. Ví dụ tốc độ truyền 60giot/phút, 180ml/giờ, thời gian truyền 1chai 500ml sẽ là 500/180= 2gio 50 phút. 
-Tổng số dịch truyền(ml) *20 / Tổng số phút = Số giọt/ phút. Ví dụ cần truyền 4chai dịch 500ml trong 8 giờ, tương đương 2000ml trong 480 phút, 2000 *20/ 480 = 83 giọt/phút. Tóm lại, việc dùng dịch truyền bừa bãi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Các biến chứng trong truyền dịch thường gặp là Sốc phản vệ, Nhiễm trùng nơi tiêm, nhiễm trùng máu, lây nhiễm các bệnh như VGSV, Phù phổi, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp, suy tim, Rối loạn điện giải. Truyền dịch phải có chỉ định của Bs và tuân thủ về tốc độ, thời gian truyền, số lượng, loại dịch truyền và nơi truyền tại cơ sở y tế có đủ điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố, không nên tự tiện mời y sĩ, điều dưỡng đến nhà hay bệnh nhân đến phòng khám tư để truyền dịch.


Chân thành cảm ơn Bác sĩ Hùng vì những chia sẻ rất quý này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét