CẤP CỨU TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
Ts Nguyễn Văn Chi – BV Bạch Mai
Mục tiêu
Trình bày được các dấu hiệu của trạng thái động kinh
Thực hiện đúng xử trí cấp cứu ban đầu
Thực hiện đúng xử trí cấp cứu ban đầu
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Kinh điển, trạng thái động kinh là:
+ Cơn động kinh kéo dài trên 30 phút (được cho là khoảng thời gian đủ để gây ra tổn thương hệ TKTƯ ).
+ Các cơn động kinh nối tiếp nhau, giữa 2 cơn bệnh nhân không tỉnh lại.
+ Có người mô tả trạng thái động kinh là tình trạng co giật tái đi tái lại kéo dài quá 20 phút (Bleck), thậm chí, nhiều tác giả còn rút ngắn thời gian xuống 10 phút khi bệnh nhân có 2 hoặc nhiều cơn co giật mà không tỉnh lại giữa các cơn (Loweinstain và Treiman).
Thực tế: 30 phút là khoảng thời gian quá dài, người thầy thuốc không thể đứng nhìn bệnh nhân co giật 10-20 phút mà phải bắt đầu điều trị sớm để phòng ngừa hậu quả do cơn động kinh gây ra. Do vậy, định nghĩa trên không thật thích hợp cho xử trí thực tế lâm sàng.
Do vậy,một số tác giả đưa ra định nghĩa phù hợp cho lâm sàng hơn: Cơn co giật kéo dài trên hoặc bằng 5 phút hoặc có trên hoặc bằng 2 cơn co giật mà giữa các cơn không có sự phục hồi hoàn toàn ý thức.
1.2. Tiên lượng
Theo Rochester và Richmon tỉ lệ tử vong chung của trạng thái động kinh là khoảng 20%. Đặc biệt, tỉ lệ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, cơn động kinh kéo dài quá 60 phút hoặc những bệnh nhân trạng thái động kinh mà cần thông khí nhân tạo hoặc can thiệp hô hấp.
2. Phân loại
2.1. Dựa trên triệu chứng học, người ta phân loại trạng thái động kinh thành
Trạng thái động kinh toàn thể (generalized SE)
Trạng động kinh toàn thể co giật (generalized convulsive SE, GCSE) gồm:
+ Trạng thái động kinh co giật tăng trương lực (hoặc trạng thái động kinh cơn lớn).
+ Trạng thái động kinh tăng trương lực (tonic SE).
+ Trạng thái động kinh co giật (clonic SE).
+ Trạng thái động kinh rung giật cơ (myoclonic SE).
Trạng thái động kinh toàn thể không co giật (nonconvulsive generalized SE, NCGSE) bao gồm trạng thái động kinh cơn nhỏ (petit mal status)
Trạng thái động kinh cục bộ (partial SE) gồm 2 nhóm nhỏ
Trạng thái động kinh cục bộ đơn giản (simply partial SE)
Trạng thái động kinh cục bộ phức tạp (complex partial SE)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét