Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Giãn phế quản

GIÃN PHẾ QUẢN

Bệnh khá thường gặp, là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường, gây ra do phá huỷ lớp cơ và tổ chức liên kết thành phế quản, thường liên quan tới nhiễm khuẩn phế quản.

Phân loại giãn phế quản

-               Giãn phế quản do viêm, do thành phế quản bị phá huỷ
-               Giãn phế quản thể xẹp phổi (thường xẹp ở thuỳ dưới trái).
-               Giãn phế quản do nhu mô phổi bị co kéo
-               Giãn phế quản bẩm sinh
-               Giãn phế quản vô căn
Phân loại giãn phế quản theo giải phẫu bệnh lý
-               Nhóm I: Giãn phế quản hình trụ: Đường viền ngoài các phế quản đều đặn và đường kính của các phế quản xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng thường có xu hướng kết thúc đột ngột và không nhỏ lại Số lần phân chia phế quản giảm nhẹ (16 lần so với bình thường 17 - 20 lần)
-               Nhóm II: Giãn phế quản hình búi: PQ có nơi co hẹp tại chỗ làm cho đường viền ngoài phế quản không đều giống như các tĩnh mạch bị giãn. Các phế quản ngoại vi cũng bị tắc nhiều hơn ở nhóm I, số lần phân chia trung bình phế quản là 8 lần so với bình thường 17 - 20 lần.
-               Nhóm III: Giãn phế quản hình túi:  Các phế quản tăng dần đường kính về phần ngoại vi, với hình giống qủa bóng. Số lần phân chia phế quản tối đa là 5.

Nguyên nhân

Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản
-               Hội chứng Kartagener: giãn phế quản lan toả kèm viêm xoang và đảo ngược phủ tạng.
-               Hội chứng Williams - Campbell: khuyết tật hoặc không có ở sụn phế quản.
-               Hội chứng Mounier - Kuhn: khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo giãn phế quản.
Do viêm hoại tử ở thành phế quản:
-               Giãn PQ saunhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi vi khuẩn, vi rút, sởi, ho gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc (khí ammoniac), do nhiễm khuẩn PQ tái diễn.
Do bệnh sơ hoá kén (Cystic fibrosis)
Do phế quản lớn bị tắc nghẽn
-               Lao hạch phế quản, hoặc dị vật phế quản, u phế quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản -> áp lực nội phế quản dưới chỗ chít hep tăng lên và dịch tiết phế quản ứ đọng gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển giãn phế quản.
Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản
-               Lao xơ phổi, lao xơ hang, áp xe phổi mạn tính, bệnh PN viêm xơ hoá. Vì̀ đa số trường hợp lao hậu tiên phát, tổn thương lao ở các phân thuỳ đỉnh và phân thùy sau của thuỳ trên nên các triệu chứng thường nghèo nàn vì dẫn lưu tốt. Thể khô ra máu thường gặp ở thể giãn PQ này.
Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao
-               Giãn phế quản có thể phát triển trong:
-               Hội chứng rối loạn vận động rung mao
-               Rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.
Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi
-               Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải như giảm gamma - globulin máu, giảm chọn lọc IgA, IgM, IgG, do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, đa u tuỷ xương, bệnh bạch cầu mạn tính.
Do đáp ứng miễn dịch quá mức ở trong bệnh Aspergillus phổi phế quản dị ứng
Giãn phế quản vô căn

Triệu chứng lâm sàng

Tiền sử: ho, khạc đờm, ho ra máu tái phát nhiều đợt, trong nhiều năm.
Cơ năng
-               Ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày
+             Tính chất đờm:
Ø   Mức độ nặng của giãn phế quản theo số lượng đờm hàng ngày:
٠             < 10ml: nhẹ
٠             10 - 150ml: vừa
٠             150ml: giãn phế quản nặng
Ø   Đờm có 3 lớp: ́p trên là bọt, lớp dưới là mủ, lớp đáy là nhầy.
Ø   Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm phế quản.
Ø   Đờm có thể có mùi thối.
+             Tính chất ho:
Ø   Ho dai dẳng, có đờm
Ø   Một số trường hợp ho khan hoặc không ho (GPQ thể khô ở các thuỳ trên).
-               Ho ra máu (từ ít đến nhiều).
+             Do viêm đường thở dẫn đến phì đại và phá huỷ động mạch phế quản
+             Thể khô ho khạc ra máu là chính mà không khạc đờm. Ho máu có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh.
+             Trẻ em ít gặp ho ra máu. Ho máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm.
+             Mức độ ho máu:
Ø   Nhẹ:< 50ml/ ngày
Ø   trung bình: 50-200ml/ ngày
Ø   nhiều: > 200ml/ ngày
Ø   ho máu rất nặng: > 200ml/ ngày, có thể tủ vong do mất máu hoặc bội nhiễm phổi
-               Khó thở là biểu hiện thường thấy, triệu chứng này thường gặp ở những bệnh nhân có viêm phế quản hoặc giãn phế nang kèm theo.
-               Đau ngực: có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng giãn phế quản.
-               Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang làm hướng tới hội chứng xoang phế quản.
Khám bệnh
-               Toàn trạng: biểu hiện một bệnh lý mạn tính: sút cân, thiếu máu, yếu sức.
-               Ngón tay dùi trống (gặp 1/3 số trường hợp).
-               Nghe phổi: thường xuyên có ran khu trú ở vùng có giãn phế quản, thường là 2 đáy thổi. Nếu có tắc nghẽn phế quản kèm theo thì nghe có ran ngáy lan toả cả hai phổi hoặc có tiếng thở rít (Wheezing). Khi có ran ẩm hoặc ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi X quang phổi lại bình thường, thì phải nghĩ đến giãn phế quản.
-               Có thể tím, khó thở nhiều nếu giãn phế quản lan toả cả 2 bên phổi. TH nặng, tâm phế mạn -> biểu hiện suy tim phải
-               80% có triệu chứng đường hô hấp trên kèm theo như (viêm mũi, xoang chảy mủ).
-               Triệu chứng ít gặp là: viêm mạch có ban xuất huyết ở ngoài da, dấu hiệu móng tay vỏ hến.
-               Giãn phế quản có thể kèm theo một vài bệnh sau:
+             viêm xoang
+             viêm khớp dạng thấp
+             viêm đại tràng mạn tính
+             vô sinh (vô sinh là một triệu chứng của bệnh xơ hoá kén, hội chứng rối loạn vận động rung mao tiên phát)
+             thiếu hụt a1- antiprotease
+             hội chứng móng tay vàng
+             bệnh tổ chức liên kết (luput ban đỏ hệ thống)
+             xơ hoá kén
Cận lâm sàng
Xét nghiệm đờm:
-               tìm tế bào, vi khuẩn trong đờm để phát hiện VK, nấm, BK.
-               Cấy đờm, làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh chống bội nhiễm phế quản.
Công thức máu: có thể bình thường hoặc tăng nhẹ khi có nhiễm khuẩn
Thăm dò chức năng hô hấp
-               Hầu hết đều có rối loạn chức năng hô hấp kiểu tắc nghẽn ở các mức độ khác nhau.
-               Số ít trường hợp có thể có rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế nhẹ.
-               Khả năng khuếch tán của khí CO2 cũng có thể bị giảm nhẹ.
-               Làm khí máu ở những bệnh nhân giãn phế quản nặng thấy có biểu hiện giảm oxy máu, CO2 máu có thể rối loạn ở các mức độ khác nhau.
Chụp X quang phổi chuẩn thẳng và nghiêng
Hình ảnh giãn phế quản

-               7% bệnh nhân giãn phế quản có hình ảnh X quang phổi bình thường
-               Các hình ảnh:
Read more »

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét