Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu
I. Chẩn đoán
1. Triệu chứng lâm sàng:
BN đi khám vì:
- Đái máu: vi thể hoặc đại thể.
- Đau: cơn đau quặn thận điển hình hoặc không điển hình.
- Tình cờ:
+ Đi khám vì một bệnh khác hoặc kiểm tra sức khoẻ và phát hiện sỏi niệu.
+ Đi khám vì nhiễm trùng niệu, hoặc vì đái máu – đái mủ.
+ Đi khám vì suy thận, bí tiểu.
2. Chẩn đoán:
- Những lưu ý về tiền sử cá nhân.
- Cận lâm sàng:
+ Dipstick, soi cặn, Addis, vi trùng học nước tiểu – KSĐ.
+ X quang: bộ niệu không chuẩn bị (KUB), UIV.
+ Echo: dễ làm, có thể tin được: thấy sỏi 15 mm, thấy ứ nước thượng nguồn.
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Chẩn đoán phân biệt với đau: viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tuỵ…
- Chẩn đoán phân biệt về X quang:
+ Canxi hoá ngoài thận: túi mật, xương sườn, hạch.
+ Canxi hoá hang lao.
+ Giãn đường bài tiết: bất cứ nguyên nhân tắc nghẽn nào.
4. Chẩn đoán nguyên nhân:
a)Sỏi cơ quan:
- Nguyên nhân bẩm sinh:
+ Trào ngược bọng đái – niệu quản.
+ Bệnh khúc nối bồn thận – niệu quản.
+ Túi ngách đường bài tiết hệ niệu.
+ Bất thường thận khác: thận móng ngựa, thận đa nang.
- Nguyên nhân mắc phải:
+ Hẹp cuống đài thận.
+ Hẹp niệu quản do nguyên nhân trong lòng, trên thành niệu quản, từ ngoài.
+ Tắc dưới bọng đái: hẹp niệu đạo, bướu TLT, bệnh lý cổ bọng đái.
Phải điều trị được nguyên nhân mới giải quyết được bệnh lý tạo sỏi.
b) Sỏi cơ thể:
Sỏi canxi:
- Dưới dạng Ca3(PO4)2 hoặc canxi oxalate.
- Tăng huỷ xương: cường cận giáp, tiêu xương do nằm lâu kéo dài, ung thư xương, loãng xương, bệnh Paget.
- Tăng hấp thu ở ống tiêu hoá: HC Burnett, ngộ độc vitamin D.
Sỏi uric:
Bệnh Gout, nguyên nhân khác gây tăng uric: HC tăng sinh tuỷ…
Sỏi Oxalate:
Nhiều sỏi cản quang, pH nước tiểu thay đổi, có tinh thể Oxalate trong nước tiểu.
Nguyên nhân chính là do: tăng oxalate niệu nguyên phát hoặc bệnh tạo oxalate, tăng oxalate thứ phát: Crohn, cắt ruột.
Sỏi cystine: di truyền
II. Điều trị
1. Điều trị nội khoa:
Mục tiêu là ngăn không cho hình thành sỏi mới.
a) Phòng sỏi canxi:
- Uống 3 L/ngày, uống nước chứa ít canxi.
- Giảm tỉ lệ Canxi trong thức ăn
- Lợi niệu nhóm thiazide.
- Ăn uống, theo dõi trong nhiều năm.
- Uống acid succinimide gói 1 g, ngày 2 lần; hoặc chloramonic ngày 3 lần, lần 2 viên.
b) Phòng sỏi uric:
- Lợi niệu với lượng nước tiểu / 24 giờ > 2,5 L.
- Giữ pH nước tiểu > 6,5
- Ăn thức ăn ít purine, tức ít protein (<1g protein/kg thể trọng/24h).
- Thuốc ức chế purine: Zyloric 100 – 300 mg/24 giờ.
c) Phòng sỏi Phospho-Magnesium-amonium:
Sau khi can thiệp, muốn dự phòng phải giữ nước tiểu vô trùng – không ứ đọng nước tiểu.
2. Điều trị cơn đau quặn thận:
Sỏi niệu quản < 5 mm, chưa gây giãn thượng nguồn có thể sẽ thoát ra ngoài tự nhiên.
Đau dữ dội nên nhập viện.
a) Thuốc:
- Nhóm Noramidopyrine: (avafortan, algo-buscopan, baralgine, visceralgine)
- Kèm nhóm kháng viêm: diclofenac.
b) Uống nước:
- Trong cơn đau không nên uống nhiều nước hay truyền dịch.
- Sau cơn đau nên uống nhiều nước để tống sỏi ra ngoài.
3. Can thiệp:
a) Tán sỏi ngoài cơ thể (bằng sóng siêu âm)
Chỉ định:
- Sỏi thận < 2 cm, sỏi niệu quản (trừ đoạn từ L4 đến chỗ bắt chéo động mạch chậu), sỏi nhỏ bọng đái.
- Nước tiểu phải vô trùng.
b) Tán sỏi qua ngả nội soi (bằng sốc hydro-pneumatic, Laser)
Chỉ định cho sỏi kẹt niệu đạo, sỏi bọng đái lớn, sỏi niệu quản (nhất là chỗ tán ngoài cơ thể không tán được).
c) Tán qua da (bằng sốc hydro-pneumatic, laser)
Chỉ định cho sỏi thận > 2 cm, thậm chí sỏi san hô.
d) Mổ ngỏ (chiếm 3 – 5% ở Pháp, và hiếm khi thực hiện ở Thuỵ Sĩ)
Cho sỏi san hô phức tạp
http://ycantho.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét